Your cart is currently empty!
Chùa Nôm có khuôn viên rộng 15ha, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam.
Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, tọa lạc tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Hiện, chùa Nôm có khuôn viên rộng 15ha, gồm chùa cổ và phần tôn tạo, phục dựng mới, bố cục kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”.
Ấn tượng đối với mỗi du khách khi đến chùa Nôm chính là cổng tam quan được làm bằng gỗ và lợp mái ngói đỏ vảy cá trông vô cùng cổ kính, đồ sộ, uy nghiêm, mang nét truyền thống của những ngôi chùa xưa miền Bắc.
Cổng tam quan của chùa Nôm cao 25m là cổng tam quan chùa lớn nhất nhì Việt Nam, được thiết kế theo kiểu hai tầng tám mái, trên gác mái được trang trí chạm trổ hoa văn mềm mại tinh xảo. Du khách có thể bước theo cầu thang gỗ hai bên lên gác mái ngắm nhìn toàn bộ cảnh chùa.
Chùa Nôm còn được biết đến với cái tên khác là Linh Thông cổ tự. Ngôi chùa mang nét kiến trúc thuần Việt.
Khi qua cổng tam quan là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng hai bên, ở giữa là một hồ nước trong xanh.
Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây, chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680.
Tháng 2/1994, chùa Nôm Hưng Yên được Bộ văn hóa thông tin chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa.
Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga, lộng lẫy.
Trải qua nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, khu vườn mộ tháp bằng đá ong nằm bên cạnh ngôi chùa cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách thức với thời gian.
Chùa Nôm từ lâu đã trở thành nhân chứng lịch sử, gắn bó với người dân nơi đây cả trong thời chiến cũng như thời bình. Sự linh thiêng của chùa luôn thấm đẫm vào từng viên ngói, từng thớ gỗ, pho tượng, bức tường…
Đức Phật Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, Thập bát La hán, Bát bộ Kim cương, Đức ông, Thánh mẫu… là những nhân vật cao quý, linh thiêng được thờ cúng trong chùa Nôm.
Chùa Nôm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam. Chùa hiện có hơn 120 pho tượng phật làm bằng đất, khắc họa những cử chỉ, nét biểu cảm trên khuôn mặt vô cùng sinh động của Tam Thánh, Tam Thế, A Di Đà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán…
Các pho tượng phật làm bằng đất, nằm rải rác khắp nơi trong chùa với những kích cỡ khác nhau. Các bức tượng ở đây được khắc họa với những cử chỉ, nét biểu cảm trên khuôn mặt vô cùng sinh động. Có những pho tượng cao trên 3m nhưng cũng có những pho tượng to bằng nắm tay.
Giếng cổ trong chùa được xây bằng đá xanh, nước vẫn trong lành. Theo phong thủy, giếng nước là huyệt đạo của đất, trời, nhờ đó mà âm dương không cách trở, giúp mảnh đất dựng chùa được tụ phúc và phát triển.
Bà Mười (người bán quán nước giải khát trong chùa), cho biết giếng cổ nước trong xanh bốn mùa, vẫn thường được sử dụng.
Các lối đi trong chùa thường xuyên được dọn dẹp, mang lại cho du khách không gian sạch sẽ, thanh tịnh. Chùa Nôm hiện là ngôi chùa hiếm hoi khi kiến trúc không bị thay đổi nhiều, vẫn giữ nguyên hình thái, vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên, khiến mỗi du khách khi đến đây luôn cảm thấy gần gũi.
“Trải qua bao thế kỷ, 122 pho tượng vẫn còn nguyên vẹn, chưa phải tu sửa gì. Theo lời các cụ kể lại, chùa Nôm đã phải hứng chịu rất nhiều trận ngập lụt khủng khiếp nhưng những pho tượng trong chùa vẫn còn giữ được nguyên vẹn”, bà Mười kể.
Tường đá ong xây dựng bao quanh chùa rất tinh tế, tạo được nét cổ kính cho ngôi chùa.
Cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng khoảng 200 năm tuổi soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nối từ làng Nôm ra chùa. Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng đá xanh nguyên khối, ghép khít lại với nhau.
Trong khi các loại khoai tây thông thường đều bị chán ghét một cách sai lầm, những củ khoai lang sặc sỡ, sáng sủa hơn lại nhận được chút hoan nghênh mà nó xứng đáng. Tuy nhiên, giống như những loại thực phẩm thay đổi cuộc sống xuất hiện trong cuốn sách này, nó xứng…
Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa. Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt,…
Hòa Bình – Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên…
Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối… bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những “mùa thơm nếp xôi”…
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140 km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Thái… Những năm gần…
Để có những hiểu biết trọn vẹn về các con số trong Ma phương, chúng ta cần biết theo quan niệm phong thuỷ, cuộc đời con người được vận vào cơ cấu này như thế nào. Mỗi người được cấp phát 1 con số “huyền bí” (gọi ngắn là Quái số vì chúng được quy…
Leave a Reply