Your cart is currently empty!
Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới với chiều dài gần 9km, vòm hang có chỗ cao trên 200m, rộng hơn 150m. Có những vị trí vòm hang bị sập xuống khoảng nửa triệu năm về trước, tạo ra những hố sụt (giếng trời) để ánh sáng chiếu vào bên trong hang. Đây cũng là cơ hội để cây cối và rêu, tảo,… phát triển. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 200 loài thực vật sống trong hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng, bao gồm thực vật biểu sinh, rêu, dây leo, các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn cao hơn 40m,…
Bên trong hang có dòng suối lớn chảy ngầm, với những khu vực có hồ nước sâu và là nơi sinh sống của nhiều loài cá phát triển theo cách đặc biệt nhằm thích nghi với môi trường tối vĩnh cửu bên trong hang. Trong đó có một số hệ động vật mù và động vật bạch tạng. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu sinh vật đã tìm ra được hơn 7 loài mới trong Hang Sơn Đoòng, như cá, rệp, cuốn chiếu, nhện, bọ cạp… với đặc điểm chung là không có mắt và cơ thể màu trắng hoặc trong suốt.
Hang Sơn Đoòng là hang động đầu tiên và cũng là duy nhất trên trái đất sở hữu một khu rừng nguyên sinh. Điều này đã được các nhà thám hiểm của tờ báo nổi tiếng thế giới National Geographic xác nhận là một trong những hang động độc đáo nhất thế giới.
Sơn Đoòng được hình thành từ khoảng 2 đến 3 triệu năm về trước, dọc theo một vết đứt gãy địa chất của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn. Độ rộng của nếp đứt gãy, độ vững chắc của đá vôi và những trận mưa miền nhiệt đới là những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những hang động đá vôi. Và điều này cũng lý giải vì sao Hang Sơn Đoòng lại lớn như vậy. Khoảng 500.000 năm về trước, 2 hố sụt của hang cũng được hình thành, tạo điều kiện cho ánh sáng lọt vào, giúp thực vật được phát triển. Tiến trình này giúp hình thành nên 2 khu rừng nguyên sinh tại hai Hố sụt 1 và Hố sụt 2. Bên trong Hố sụt 1 là Vọng Khủng long, với địa hình dốc, nền hang chủ yếu đá, rất ít đất. Ngoài ra, miệng Hố sụt hẹp nên lượng nắng (điều kiện để cây quang hợp) chiếu vào không được nhiều, vì vậy, khu vực này chỉ có những cây bụi phát triển như dương xỉ hay các loại cây nhỏ, rêu và tảo. Trong khi đó, bên trong Hố sụt 2 (được gọi là Vườn Địa đàng) là cả một cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, có những cây thân gỗ cao hơn 40m. Khi đi trong khu rừng này, bạn có thể cảm thấy như đi trong một khu rừng bình thường, nhưng thực chất khu rừng này nằm sâu hơn 200m dưới các dãy núi đá vôi và sâu bên trong lòng hang.
Vì vậy, ngoài việc có nhiều thạch nhũ với hình thù kỳ lạ và khổng lồ, Hang Sơn Đoòng còn có cả một cánh rừng cây nguyên sinh đang phát triển ngay bên trong lòng hang, được đặt tên là Vườn Địa đàng (Garden of Edam).
Nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố về khí hậu, thời tiết, ánh sáng mặt trời và độ ẩm, một hệ sinh thái hoàn chỉnh đã được hình thành ngay bên trong hang, mang đặc trưng của những cánh rừng nhiệt đới. Chuỗi thức ăn trong này được gây dựng bởi các thành phần vô sinh như đá, nước, các đốm cứng trong đất và cây cối; các sinh vật ăn cây cỏ như sóc, bọ cánh cứng, dế, cuốn chiếu, rệp,… và các sinh vật ăn động vật như rắn, dơi, chồn,… các thành phần phân giải như vi khuẩn, nấm,….
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu sinh vật đã tìm ra được hơn 7 loài mới trong Hang Sơn Đoòng, trong đó có một số loài cá, rệp, cuốn chiếu, nhện, bọ cạp… với đặc điểm chung là không có mắt và cơ thể trong suốt. Các loài sinh vật này được các nhà sinh vật học người Đức và Việt Nam công nhận là các loài sinh vật mới.
Hang Sơn Đoòng có thể tích rất lớn, có thể chứa được những tòa nhà chọc trời, có những đoạn hang đủ rộng để một chiếc máy bay Boeing có thể bay lọt bên trong lòng hang. Bên trong hang có suối, có thác nước và có cả những cánh rừng nguyên sinh. Với độ lớn khổng lồ và những hố sụt (giếng trời), Hang Sơn Đoòng có hẳn hệ thời tiết riêng với nhiệt độ tương đối ổn định, duy trì khoảng 22-25 độ C vào mùa hè và 17-22 độ C vào mùa đông.
Với những yếu tố độc đáo đó, thiên nhiên đã tạo ra hệ sinh thái rất kỳ thú bên trong Hang Sơn Đoòng mà không có nơi nào có được.
The Oxalis Experience.
Trong khi các loại khoai tây thông thường đều bị chán ghét một cách sai lầm, những củ khoai lang sặc sỡ, sáng sủa hơn lại nhận được chút hoan nghênh mà nó xứng đáng. Tuy nhiên, giống như những loại thực phẩm thay đổi cuộc sống xuất hiện trong cuốn sách này, nó xứng…
Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa. Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt,…
Hòa Bình – Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên…
Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối… bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những “mùa thơm nếp xôi”…
Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140 km tùy điểm đến, và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Thái… Những năm gần…
Để có những hiểu biết trọn vẹn về các con số trong Ma phương, chúng ta cần biết theo quan niệm phong thuỷ, cuộc đời con người được vận vào cơ cấu này như thế nào. Mỗi người được cấp phát 1 con số “huyền bí” (gọi ngắn là Quái số vì chúng được quy…
Leave a Reply